Công nghệ CIP trong nhà máy bia

Vệ sinh công nghiêp CIP (Clean in Place) bao gồm hai công đoạn làm sạch và khử trùng, hai công đoạn không thể thiếu trong quy trình công nghệ CIP. Nếu như thiết bị chỉ được làm sạch mà không khử trùng thì các vi khuẩn vẫn tồn tại và sẽ tiếp tục phát triển nhanh chóng trong thời gian ngắn, các vi khuẩn này sẽ đi vào sản phẩm trong quá trình lên men và một số công đoạn khác đi vào sản phẩm làm biến đổi sản phẩm ngược lại nếu chỉ khử trùng mà không làm sạch thì hoàn toàn không có ý nghĩa vì các vi khuẩn chỉ bị giết trên bề mặt của cặn bẩn trong khi đó vẫn còn một số lượng khổng lồ vi khuẩn tồn tại dưới bề mặt chất bẩn sẽ phát triển trở lại nhanh chóng. 



Bước Oxonia ở công nghệ CIP lạnh chỉ chạy đối với công nghệ CIP máy giải nhiệt dịch nhà nấu, hệ thống tank lên men, chứa men, thành phẩm và đường ống thu hồi men. Ở công nghệ CIP nóng không dùng hóa chất Oxonia. Cũng tùy vào từng đối tượng mà có một số các bước công nghệ trên bị giảm bớt cho phù hợp thực tế.

Ví dụ hệ thống Tank lên men bia: Mỗi Tank lên men có 3 chương trình CIP:

- Chương trình 1: CIP sử dụng Acid + Chất khử trùng

- Chương trình 2: CIP sử dụng Caustic + Chất khử trùng

- Chương trình 3: CIP sử dụng Caustic + Acid + Chất khử trùng

Chương trình vệ sinh tank lên men bằng Caustic + Acid + Oxonia



Hiện nay tại Việt Nam có khoảng 100 nhà máy bia lớn nhỏ của nhà nước và tư nhân chưa kể đến các phân xưởng sản với quy mô nhỏ như bia nhà hàng, bia gia đình. Nhưng trong số 100 nhà máy này ngoài một số nhà máy thuộc tổng công ty bia rượu nước giải khát Sài Gòn (SABECO) và tổng công ty bia rượu nước giải khát Hà Nội (HABECO) có mức độ tự động hóa sản xuất tương đối cao còn các nhà máy của địa phương trực thuộc các tỉnh đều ở mức độ tự động hóa thấp. Nên việc vệ sinh công nghiệp không được chú trọng nhiều, tất cả hầu như đều được làm thủ công mà không qua thiết bị giám sát hay điều khiển tiên tiến trên thế giới. 

Giải pháp khác